
Ấn Độ ứng dụng CFD và FEA tích hợp thành công tên lửa Brahmos vào máy bay Sukhoi-30
Do việc bỏ ra số tiền lớn như vậy không giúp nắm bắt được tiến bộ công nghệ gì ngoài việc sở hữu thêm vũ khí, và luôn phụ thuộc vào nước ngoài, người Ấn quyết định tự thực hiện dự án rất khó về mặt kĩ thuật công nghệ này, đặc biệt mô phỏng khí động học và kết cấu. 4 năm sau, vào tháng 11/2017, trước sự ngạc nhiên của người Nga, máy bay Su-30 MKI cất cánh mang theo tên lửa Brahmos nặng 2.5 tấn khai hỏa tại vịnh Bengal nhắm mục tiêu trên biển chính xác và hoàn hảo.
Chi phí dự án chỉ 12 triệu đô (thấp hơn 16.25 lần giá phía Nga đề nghị), trên hết, Ấn Độ tự mình trang bị và sở hữu công nghệ thiết kế mô phỏng để tự làm tiếp được rất nhiều dự án quốc phòng trong tương lai. Hơn 100 công ty Ấn Độ, với 20000 chuyên gia, kĩ sư và kĩ thuật viên tham gia dự án.
Việc tích hợp tên lửa Brahmos vào máy bay đòi hỏi vượt qua các rào cản công nghệ về gia công và thay đổi kĩ thuật, bao gồm thử nghiệm hầm gió, đặc biệt phân tích CFD do công ty Zeus Numerix thực hiện. Thay đổi kết cấu đảm bảo vị trí trọng tâm máy bay đồng thời chống rung, hệ thống phóng và đo đạc-điện tử-tín hiệu cũng là những thách thức công nghệ quan trọng.
Sự thịnh vượng về kinh tế và công nghệ của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực và sự liên kết của cộng đồng khoa học và công nghệ nước đó. Bất ngờ và khâm phục thành tựu mô phỏng của Ấn Độ, hiện tại chính Nga buộc phải chấp nhận hợp tác để có thể làm được công việc tương tự cho mình. https://economictimes.indiatimes.com/…/article…/61751675.cms https://theprint.in/…/inside-story-how-brahmos-missi…/19329/ http://idrw.org/when-india-surprised-russia-by-integrating…/
TS Lê Minh – Commissariat à l’énergie atomique et aux énergies alternatives
Tag:CFD