Bản vẽ 3D Bơm bánh răng – Đồ họa 2 – ĐH Bách Khoa Hà Nội
Dưới đây là hình ảnh thực tế của các chi tiết trong bản vẽ số 3 (trang 6 Sách bài tập đồ họa kỹ thuật II): Bơm bánh răng. Bản vẽ được dựng lại bằng phần mềm CATIA V5R21
Bản vẽ lắp số 3: Bơm bánh răng.
Đây là một thiết bị dùng để bơm hoặc hút dầu cho một hệ thống thủy lực. Trên thực tế có 2 loại bơm bánh răng chủ yếu là bơm ăn khớp ngoài và bơm ăn khớp trong.
Loại này là ăn khớp ngoài.
Còn đây là loại ăn khớp ngoài
(Nguồn: Internet)
Download bản vẽ pdf: click here
Loại bơm trong bản vẽ là loại ăn khớp trong. Trông nó sẽ giống như thế này.
(Bơm bánh răng)
(Nhìn từ đằng sau thì là như thế này)
Phân tách chi tiết.
(Các chi tiết sau khi tháo rời)
(Nhìn từ một hướng khác)
Chi tiết cụ thể.
1. Giá đỡ của bơm bánh răng.
Ở chi tiết này có rất nhiều nét bo cong. Bạn chỉ nên vẽ nó khi có nhiều thời gian, những nét như thế này sẽ rất dễ gây nhầm lẫn. Nếu không chắc chắn bạn nên tự tin bỏ nét bo cạnh. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian đấy.
(Giá đỡ)
(Mặt cắt của nó)
2. Hộp bánh răng.
Chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy phần này vô cùng sắc. Sẽ rất nguy hiểm trong quá trình tháo lắp thiết bị. Sẽ đứt tay nếu chúng ta không mang đồ bảo hộ đầy đủ.
(Cạnh này rất là sắc)
Thiết bị này làm việc trong môi trường toàn chất lỏng và chịu áp suất lớn. Để dầu không bị dò ra ngoài trong quá trình vận hành thì rất cần một lớp phớt cao su giữa mỗi lớp của bơm để bít kín toàn bộ lỗ hổng, ngăn dò dầu. Nhưng trong bản vẽ lại không thấy có chi tiết này. Nếu bơm này được đem ra sử dụng ngoài thực tế sẽ gây nguy hiểm cho công nhân trong quá trình lắp ráp và sửa chữa, ngoài ra nó cũng sẽ không đảm bảo công suất cho thiết bị thủy lực, lại gây tốn kém do thất thoát dầu.
3. Nắp.
4. Đai ốc lắp.
5. Bánh răng của bơm bánh răng.
Có thể bạn sẽ có một thắc mắc từ đầu đến giờ. Rằng tại sao tên thiết bị là bơm bánh răng mà lại không thấy bánh răng nào xuất hiện. Có một sự thật: vẽ một bánh răng với đầy đủ các răng là một công việc rất tốn thời gian và không có nhiều ý nghĩa trong quá trình thiết kế cũng như gia công hay lắp ráp. Do đó bạn hoàn toàn có thể biểu thị bánh răng như mình. Rồi sau đó chỉnh sửa trong bản vẽ sau.
Hãy share bài viết nếu bạn cảm thấy nó có ích. CAD/CAM Bach Khoa chúc các bạn thành công.