
Bản vẽ lắp số 5 – Van an toàn – Đồ họa 2 – ĐH Bách Khoa Hà Nội
CAD/CAM Bach Khoa xin trân trọng gửi tới bạn đáp án chi tiết và hình ảnh 3D của 1 loại Van an toàn. Bản vẽ lắp số 5 SBT Đồ họa kỹ thuật II đại học Bách Khoa Hà Nội.
Bản vẽ được dựn lại bằng phần mềm Catia. Bạn có hoàn toàn có thể tự mình dựng lại một bản như vậy sau khi hoàn tốt nghiệp khóa học Catia Basics trong vòng 1 tháng.
Link đáp án chi tiết ở cuối của bài viết.
Trong các bản vẽ lắp trong SBT thì đây là bản vẽ thực tế nhất, giống với thiết bị ngoài thực tế nhất.
(Van an toàn thực tế)
Có thể bạn đã biết: Van an toàn là thiết bị để bảo vệ cho hệ thống khí nén hoặc nồi hơi.
Nguyên lý hoạt động của van an toàn:
Hình ảnh 3D
Khá giống với thực tế, van an toàn trong bản vẽ trông như thế này.
(Van an toàn)
Các chi tiết sau khi tháo ra.
(Phân tách chi tiết)
Chi tiết cụ thể của van an toàn.
1. Cần kéo.
Cái cần này nối với trục chính. Khi rút chốt và kéo cần lên, áp suất sẽ thoát hết ra ngoài.
(Cần kéo)
Chi tiết này có 2 cái gân cần lưu ý.
(Gân)
2. Ống dẫn hướng.
Ống này dùng để dẫn hướng cho đai ốc cánh. Bình thường thì cần kéo sẽ được cố định vào đây bằng một cái chốt.
(Ống dẫn hướng)
3. Đai ốc cánh.
Cái này dùng để điều chỉnh độ cứng của lò xo đấy.
(Đai ốc cánh)
4. Thân trên.
Thân trên tất nhiên sẽ nằm trên thân dưới. Nó được cố định với thân dưới bằng 4 con vít cấy.
(Thân trên)
5. Trục chính.
(Trục chính)
6. Thân dưới.
Thân dưới có 6 lỗ để nối với ống dẫn bên ngoài.
(Thân dưới)
7. Nút van.
Nút van được tỳ vào một vòng đệm làm bằng đồng thau. Nếu như không may áp xuất vượt mức cho phép, nút van sẽ được mở ra để xả áp xuất ra ngoài để bảo vệ đường ống và thiết bị. Nếu không vấn đề gì thì nút sẽ đóng kín, khí nén lưu thông bình thường.
(Nút van)
Hãy share bài viết nếu bạn cảm thấy nó có ích. CAD/CAM Bach Khoa chúc các bạn thành công.