Cách làm bài tập đồ họa kỹ thuật II (Phần 1)
Đối với phần đông sinh viên Bách Khoa nói riêng và sinh viên các ngành kỹ thuật nói chung thì đây là một thử thách rất khó vượt qua. Hôm nay Catia BKHN xin chia sẻ cho với các bạn một phương pháp giúp bạn giải quyết triệt để một bài tập đồ họa II.
(Một bài tập khá khó của môn học đồ họa 2)
Để giải được một bài tập đồ họa II bạn nên làm thành 3 bước như sau:
Bước 1: Tách chi tiết.
Bước 2: Dựng lại 3 hình chiếu.
Bước3: Vẽ hình chiếu trục đo.
Bước4: Kiểm tra kết quả.
Trong phần một của bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công đoạn đầu tiên: Tách chi tiết.
Xác định vị trí chi tiết.
Việc đầu tiên bạn cần làm khi làm một bài tập đồ họa 2 là xác định được chi tiết đề bài yêu cầu nằm ở đâu trong bản vẽ. Ví dụ như vẽ tách chi tiết số 24 thì trước hết bạn phải tìm được ra vị trí của số 24. Thông thường các bản vẽ sẽ được đánh số chi tiết khá tuần tự do đó số 24 thường sẽ nằm gần số 23 và 25.
Phân vùng chi tiết.
Tiếp theo bạn cần phân vùng chi tiết ở hình cắt có phần cắt lớn nhất. Đó có thể là hình cắt đứng hoặc hình cắt cạnh. Như bài trên là hình cắt cạnh. Ở bước này bạn cần chú ý đến những điểm vô cùng quan trọng sau:
1. Những phần không gạch vật liệu.
Đây là những phần không cắt đến, lỗ thủng, ngoài ra nó còn có thể là gân chịu lực, thành mỏng, nan hoa và các trục đặc
2.Ren
(Mối ghép ren)
Đây là một tiểu tiết nhỏ nhưng lại rất dễ sai. Nếu vẽ nhầm hoặc sai thì tỉ lệ bạn trượt là rất cao. Có một lưu ý nho nhỏ: bộ đôi bu lông đai ốc gắn vào lỗ thì ren sẽ nằm bu lông và đai ốc cho nên lỗ đó không sẽ không có ren; vít cấy hoặc bu lông không có đai ốc lắp vào chi tiết thì chỉ có lỗ của chi tiết dưới mới có ren như hình dưới đây.
(Lỗ sao khi tháo vít)
Một lời khuyên của Catia BKHN là bạn nên khoanh vùng tất cả những chỗ có ren trong chi tiết lại để hạn chế nhầm lẫn về sau.
(Đánh dấu chi tiết)
3.Các chi tiết đặc biêt.
Bộ truyền bánh răng
(Bánh răng thẳng)
Ổ lăn
(Các loại ổ lăn thường gặp)
Lò xo
(Các loại lò xo thường gặp)
Trên đây là những chi tiết được biểu thì đặc biệt. Bạn cần phân biệt chính xác để tránh tách nhầm chi tiết.
4. Mặt phân cách các chi tiết
Có một sự thật mà chắc chắn bạn sẽ biết đó là 2 chi tiết khác nhau sẽ gạch vật liệu khác nhau nên nếu thấy phần nào gạch ngược chiều hoặc gạch dày hơn hay thưa hơn chi tiết đã cho thì đó chắc chắn là chi tiết khác và bạn phải tách bỏ nó đi. Cũng như ở phần trước, bạn cũng nên đánh dấu những chỗ phân cách lại như trên hình. Điều này sẽ phát huy tác dụng rất đáng kể ở các bước tiếp theo.
Thực hiện xong các bước kể trên thì về cơ bản bạn đã tách được chi tiết ra khỏi bản vẽ. Các bước còn lại sẽ được đề cập đến ở các bài viết sau.
Bạn có thể xem phần tiếp theo tại đây.
Catia BKHN chúc các bạn thành công