
Kernel các phần mềm CAD/CAM
Nếu muốn hiểu sâu về Kernel thì hơi mất thời gian vì cần phải hiểu về tổng quan Kernel , về các nguyên lý dựng hình CAD , các hàm Bézier, Newton Raphson, Tối thiểu nhị thừa pháp , hình học Topo v.v…đại khái khoảng 4,5 cuốn sách.
Còn muốn tìm hiểu đơn giản là khách hàng dùng phần mềm CAD của họ thuộc hệ Kernel nào thì nhanh nhất là hỏi thẳng khách hàng, thứ hai là dùng Google đánh tên phần mềm của họ kèm theo chữ Kernel thì nó sẽ chạy ra hết.
Ngoài ra còn một cách nữa trong trường hợp em có nhiều phần mềm CAD thì cứ mở phần Export hay Save As trong CAD
Nếu thấy phần mềm cho export dạng file Parasolid thì 90% phần mềm này dùng Parasolid Kernel chung trong hệ thống giống như UG, Solid Works, Solid Edge, MasterCAM,
Nếu thấy cho xuất dạng file SAT thì 90% nó dùng ACIS Kernel chung trong hệ thống giống như của CATIA, Sp, Gr, Cimatron-E,
Nếu của Pro-E ,Pro-Desktop thì chắc chắn là Granite One Kernel
Nếu là WINCAD Pro hoặc các phần mềm xuất xứ của Nhật thì 90% là dùng DESIGNBASE Kernel của Ricoh cung cấp dựa trên Kernel do giáo sư Phan Thành Lĩnh phát triển.
Thực ra khi chuyển định dạng CAD sang dạng file trung gian như SAT, x_t ( parasolid), STEP, IGES v.v.. thì chắc chắn là sẽ xuất hiện sai lệch nếu dùng hệ Kernel khác. Nhưng còn một yếu tố quan trọng mà ít người biết hoặc để ý đó là trị số tolerance. Nếu hệ CAD A dùng Tolerance là 0.01 để thiết kế nhưng khi chuyển dữ liệu sang hệ thống CAD B có tolerance mặc định là 0.001 thì dữ liệu sẽ sai hoàn toàn cho dù cùng chung trong một hệ thống Kernel bởi phần tử trên hàm số biên dạng đã bị thay đổi. Em nào đã học sơ qua hàm Bézier, Spline hoặc Tối thiểu nhị thừa pháp thì sẽ hiểu tại sao nó sai.
Đây là lý do vì sao tại Nhật các công ty lớn thường bắt buộc các hệ thống công ty vệ tinh phải sử dụng chung một phần mềm CAD, dùng chung tolerance theo quy định sẵn để thiết kế để giãm thiểu tối đa độ sai lệch giữa thiết kế và chế tạo. Các em phải biết các mặt cong phức hợp như mặt cong của body xe hơi, xe gắn máy v.v..khi mà gia công tạo hình model bằng NC với vật liệu gỗ nhân tạo như 3 module hay hợp kim nhôm mềm thì người ta cấm đến cả việc xử dụng giấy nhám mịn để đánh bóng để giữ chính xác các đường cong biên dạng hay đường cong tạo mặt. Sự khác nhau giữa tolerance trong CAD lúc thiết kế và CAM trong lúc gia công là đủ để sản phẩm model bị loại chứ chưa nói đến việc đánh bóng để ăn gian.
Chuyển định dạng dữ liệu quan trọng lắm, cần phải chú ý nếu làm việc dính đến các công ty ở nước ngoài.