
Phân hạng phần mềm CAD/CAM/CAE
1) Các phần mềm cao cấp UG, CATIA, PRO-E
Các hãng sử dụng UG :
General Motors (GM) General Electric (GE) NISSAN ( lúc trước sử dụng I-deas , sau khi UG và I-deas sát nhập thì chuyển sang sử dụng UG).
ISUZU ( lúc trước ISUZU sử dụng CATIA đến phiên bản V4 ,nhưng sau khi bị sát nhập với GM thì bắt đầu chuyển sang sử dụng UG, từ năm nay có khuynh hướng sẽ chuyển sang CATIA V5 trong các bộ môn phát triển động cơ Diesel sau khi Toyota mua lại một phần cổ phần trong bộ môn phát triển động cơ Diesel, các bộ môn khác vẫn sử dụng UG )
PANASONIC (hãng gốc là Matsushita, tên thương hiệu gồm có Panasonic và National. Hiện vừa đổi tên thống nhất chung là PANASONIC)
FIAT ( nguyên gốc sử dụng CATIA sau khi hợp tác với GM thì chuyển sang dùng UG)
CANON ( sử dụng rất nhiều loại phần mềm CAD như UG, SolidWorks, TopSolid tùy theo bộ môn. Bộ phận thiết kế khuôn sử dụng Top Mold của Top Solid )
APPLE DYSON ROLL ROYCE BOEING MAZDA ( sử dụng chính là I-deas ( UG) và CATIA , tương lai sẽ thống nhất tất cả các bộ môn thiết kế dùng chung CATIA theo hãng hợp tác chính là FORD) FUJITSU
Các hãng dùng CATIA :
Toyota ( Dùng CATIA V4, V5 chính trong các bộ môn thiết kế, sử dụng CATIA V5 với các phiên bản số lẽ , Pro-E trong các bộ môn phát triển động cơ)
HONDA GIKEN ( Honda kỹ thuật nghiên cứu sở , giống như Toyota sử dụng CATIA V4 và V5, nhưng chỉ dùng CATIA V5 với các phiên bản số chẵn, Pro-E trong các bộ môn phát triển động cơ để giải tích CAE v..v)
MITSUBISHI ( Sử dụng chính là CATIA, một số bộ môn về thiết kế khuôn sử dụng Top Mold của Top Solid, có một số dữ liệu theo tôi biết có dùng với Sp nhưng không biết chính xác, có thể dữ liệu này qua một công ty con thứ 3)
Ferrary Daimler AG , Benz ( ở Việt nam hay gọi là Mercedes , sử dụng CATIA v4, V5)
FORD (Dùng CATIA v4, V5) Boeing ShinMaywa Industries, Ltd (công ty chuyên chế tạo các loại xe đặc chủng như xe hốt rác, xe dùng cho phi trường v.v.. dùng CATIA v4, V5)
Tokyu car corporation ( công ty chuyên chế tạo xe điện , toa xe lửa v.v. dùng CATIA v4, V5) MAZDA ( dùng CATIA v4, V5) TOKIMEC ( trực thuộc Bộ Quốc Phòng Nhật)
Dasault (Được biết là công ty chế tạo chiến đấu cơ Mirage của Pháp và cũng là công ty phát triển CATIA)
Các hãng dùng Pro-E : Toyota Honda GIKEN
KOMATSU KOBEL Co Fujitsu ( là công ty phân phối chính thức UG ở Nhật nhưng một số bộ môn dùng Pro-E) Subaru ( tức tập đoàn công nghiệp nặng Phú sĩ ( Fuji) dùng Pro-E là chính , nhưng gần đây một số dữ liệu tôi nhận được từ SUBARU cũng có dữ liệu thiết kế bằng UG và CATIA )
2) Các phần mềm CAD hạng trung
Hiện tại trong các phần mềm hạng trung được các hãng trung tiểu xí nghiệp dùng nhiều nhất hiện tại là các phần mềm thuộc hệ Parasolid Kernel như SolidWorks, SolidEdge. Mặc dù gọi là hạng trung nhưng do lõi Kernel giống nhau nên các tính năng cơ bản hầu như không thua kém gì so với UG.
Giao diện của các phần mềm này còn vượt trội hơn nữa là khác do được design chạy trên Windows khác với các phần mềm cao cấp phải design chạy chính trên nền UNIX của các WorkStation lớn với các hệ điều hành như Solaris v.v ( trong các hãng lớn việc thiết kế vẫn còn dùng CAD chạy trên Unix, do máy PC chạy với hệ Windows thường không được cho là an định, khi thực hiện ráp nối hàng chục ngàn chi tiết máy với nhau) ,nên giao diện tương đối không thân thiện.
Các hãng trung tiểu xí nghiệp của Nhật ngày xưa lỡ dùng Pro-E thì nay có khuynh hướng thay bằng SolidWorks và hiện tại có thể nói SolidWorks là phần mềm có số người dùng tương đối nhiều nhất sau AutoCAD bởi giá rẻ và giao diện đẹp, dễ sử dụng, có khả năng trao đổi dữ liệu với các phần mềm CAD cao cấp, được các trung tâm dạy nghề của Nhật chọn làm phần mềm chuẩn để giảng dạy thay cho CATIA và Pro-E.
Các hãng chế tạo đồ điện gia dụng với số chi tiết lắp ráp không nhiều như bên ngành đóng tàu và xe hơi đều có khuynh hướng dùng SolidWorks để giảm chi phí đầu tư. Đổi lại các hãng chuyên về gia công khuôn mẫu có khuynh hướng sử dụng các phần mềm thuộc hệ ACIS Kernel như Sp, VISI, Cimatron.
Thái lan nơi có công nghệ gia công khuôn chính xác cao được đánh giá cao, xếp hạng đứng thứ 2 sau Nhật bản và trên Trung Quốc và Korea với số lượng khuôn xuất sang Nhật khỏang 74% thì sử dụng chính là phần mềm Sp và Cimatron.
TS Võ Huy Thành – Honda Riken, Honda Motors Japan
Tag:CAD/CAM/CAE, CATIA