
Máy tính Laptop cho Sinh viên & Kỹ sư cơ khí, Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc
Có nhiều bạn Sinh Viên có thắc mắc về việc lựa chọn cho mình một chiếc laptop để phục vụ nhu cầu học tập cũng như làm việc trên thực tế. Thày Lê Dũng , chuyên gia đào tạo CATIA/NX – CAD/CAM/CAE CNC có đưa ra lời khuyên.
Với số tiền trên 20tr ( có thể hơn ) thì :
-
Mua 1 máy khá hào nhoáng chuyên Game
Nhưng với người dùng là Sinh Viên, hầu hết là bài tập nhỏ vừa phải, máy quá mạnh so với nhu cầu là quá lãng phí. Chưa kể các dòng máy Gaming đều không phù hợp cho công việc Thiết kế và phần mềm chuyên dụng.
Sau 2-3 năm ra trường, máy đó cũ và mất giá dần còn vài triệu.
Đi ứng tuyển tìm việc nếu không học bài bản CATIA,CAD/CAM/CNC… và có tư duy hệ thống thì không nhiều cơ hội và lương không có cơ sở thương lượng.
==> Sau 2-3 năm chỉ còn 1 cái laptop đã lỗi thời và bắt đầu hỏng. Ở nhà mày mò học CATIA manh mún không đầu không cuối. Ngoại ngữ chưa đâu vào đâu… Lý do gì để ứng tuyển mà đàm phán lương?!? -
Chỉ dùng 10-15 triệu mua dòng Mobile Workstation 2nd ở nơi uy tín.
Với 12tr-13tr em có thể mua Hp8570W hoặc M4800 hoặc Hp Elitebook G1. Những máy này là Mobile workstation sinh ra để chạy CAD/CAM và CATIA. Quá thừa thãi để cho Sinh viên học CATIA, CAD/CAM rồi.
– Vậy là còn những 12 13 triệu nữa.?! Đem đầu tư đi học CATIA bài bản và thực dụng tại CAD/CAM Bach Khoa – www.cadcamcae.edu.vn (quảng bá vui chút mà thật 🙂 ) .
Học tất cả các khóa học CATIA từ CAD/CAM, Khuôn, CNC…. cũng còn dư khá khá tiền!!
– Số tiền còn lại thì đem đầu tư học Tiếng Nhật,..
==> Có 1 máy tính thừa mạnh để học CATIA CAD/CAM/CNC + Có kiến thức CATIA, CAD/CAM bài bản Full cấp độ + Có ngoại ngữ . Sau 2 năm lo gì không có lương 2000$ nếu đi Nhật và 15-20tr nếu làm trong nước.?!?
Lúc đó máy tính đã là câu chuyện dĩ vãng rồi. Hoặc lương thừa để mua cái khác mới hơn mạnh hơn. Hoặc CTy trang bị máy còn khủng hơn nhiều lần vì ta xứng đáng…
$$Có 2 phương án đó tùy mấy em chọn. Hãy là Nhà Đầu Tư thông minh ngay từ trên ghế nhà trường. Cho dù là 1 khoản tiền chưa lớn ( có thể đạt được rất nhiều mục đích…)
Đối với đối tượng là Kỹ Sư và người làm chuyên nghiệp thì khác. Lúc này Máy tính và Laptop là “con ngựa chiến”, là “thanh đao” cho anh em xông pha trận mạc CAD/CAM/CAE-CNC. Trong khả năng có thể hãy chọn cho mình 1 chiếc máy mạnh mẽ, bền bỉ nhất có thể. Laptop / Desktop Workstations là lựa chọn số 1.
Nếu các bạn để ý thì tất cả các máy Workstation đều có VGA dòng Nvidia Quadro hoặc AMD FirePro. Đây đều là dòng Card đồ họa chuyên dùng cho Thiết kế cơ khí , Xây dựng, Kiến trúc.Vậy đâu là sự khác biệt giữa một card tăng tốc đồ họa tầm trung (dành cho người dùng phổ thông) và đối thủ là card tăng tốc đồ họa chuyên dụng (dành cho các nhà đồ họa chuyên nghiệp)?
Card đồ họa chuyên dụng và phổ thông
Ở góc độ phần cứng, câu trả lời là “không có nhiều sự khác biệt” – dĩ nhiên không nhiều như cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, khi mà các công ty như 3Dlabs, Intergraph và ELSA đã nỗ lực xây dựng các phần cứng chuyên dụng hướng tới những người dùng chuyên nghiệp.
Những ngày ấy, hầu hết các card đồ họa chuyên nghiệp đều chia sẻ phần cứng với những mảng phổ thông của chúng, dù các chip thường được tự tay chọn lựa từ những phần có chất lượng cao nhất trong quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, chúng còn được bổ sung nhiều RAM hơn các dòng card phổ thông tương ứng – những yếu tố thực sự rất quan trọng, như tôi sẽ đề cập đến ở phần sau của bài viết này.
Tuy vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa các card đồ họa chuyên dụng và các card đồ họa phổ thông tương đương chính là các trình điều khiển (driver) và sự hỗ trợ phần mềm của chúng. Trong khi các phần cứng phổ thông thường được đẩy thên nhiều phép tính shader và nhiều xung fill rate, thì các card đồ họa chuyên nghiệp lại tập trung vào việc xử lý các tác vụ 3D như các phép biến đổi hình học và vertex matric, và nhờ dựa vào các hàm GPGPU API như CUDA, OpenCL và DirectCompute nên hiệu năng của chúng cũng cao hơn hẳn các card đồ họa phổ thông.
Chính vì vậy Quadro và FirePro giúp phần mềm như CATIA, Solidworks, Unigraphics NX, MasterCam… chạy mượt mà nhất có thể.